Visa tôn giáo Mỹ – Visa R1

Visa tôn giáo Mỹ là loại visa dành cho những cá nhân muốn đến Mỹ để làm việc về lĩnh vực tôn giáo bao gồm những người được ủy quyền bởi một cơ quan đã được công nhận để tiến hành thờ cúng tôn giáo và thực hiện các nhiệm vụ khác thường được thực hiện bởi các thành viên được ủy quyền của các giáo sĩ của tôn giáo đó và những nhân viên tham gia vào một thiên hướng tôn giáo hay nghề nghiệp.

Visa tôn giáo Mỹ này không phân biệt tôn giáo nào bất kể Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Hindu Giáo, Đạo Sikh, Đạo Tin Lành… miễn là người bảo lãnh và người được bảo lãnh hội đủ các tiêu chí xin visa hoạt động tôn giáo.

Để xin Visa tôn giáo Mỹ, bạn cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ sau đây:

A. GIẤY TỜ TỪ MỸ GỬI VỀ:

  • Form bảo lãnh I-129.
  • Mặt thông tin trên passport của người bảo lãnh.
  • Những giấy tờ liên quan đến hồ sơ bảo lãnh.

B. NHỮNG GIẤY TỜ MÀ BẠN PHẢI CHUẨN BỊ TẠI VIỆT NAM:

  • Passport bản chính.
  • 02 tấm hình 5 x 5.
  • Những giấy tờ tôn giáo tại Việt Nam.

C. THỜI GIAN:

Thời gian chờ phỏng vấn từ 01 đến 06 tuần.

D. QUYỀN LỢI ĐẶC BIỆT:

  • Tổng thời gian được phép hoạt động với Visa tôn giáo Mỹ tối đa là 60 tháng (05 năm).

+ Vợ hoặc chồng và con còn độc thân dưới 21 tuổi có thể được hưởng diện visa R-2 và sang ở Hoa Kỳ trong thời gian người hoạt động tôn giáo làm việc tại đây.

  • Sau một khoảng thời gian hoạt động, người có Visa tôn giáo Mỹ hoàn toàn được quyền nộp đơn xin thẻ xanh Mỹ.

E. CHÚ Ý:

  • Tất cả hồ sơ phải mang theo BẢN GỐC khi đi phỏng vấn tại Lãnh sự quán.
  • Tất cả thông tin khi cung cấp cho Viser Việt Nam đều phải là THÔNG TIN THẬT, nếu cố tình che giấu hoặc cung cấp thông tin giả, tùy theo mức độ, bạn hoàn toàn có thể bị từ chối visa vĩnh viễn.
  • Tùy theo khối lượng hồ sơ tại Lãnh sự quán vào từng thời điểm khác nhau, kết quả cấp visa có thể nhanh hoặc chậm. Do vậy, trước khi bạn nhận được visa, xin vui lòng KHÔNG MUA VÉ MÁY BAY. Viser Việt Nam hoàn toàn không chịu trách nhiệm trong những trường hợp này.
  • Kết quả cấp visa hay không là do Lãnh sự quán xem xét và quyết định, Viser Việt Nam hoàn toàn không thể can thiệp vào quy trình xét duyệt của Lãnh sự quán.